Chọn khu vực
Hotline Đặt Hàng: 0931385252
Chăm Sóc Khách Hàng: 090.779.6118

Sport House

Có thể bạn chưa biết - Vị trí chờ đợi banh chính xác!

Cập nhật : 14:14 - 26/08/2015

Trong những trận đánh đơn, nơi bạn chờ đường banh đến sẽ quyết định việc bạn có đón đỡ đường banh đó được hay không.

Chờ đợi banh ở 1 điểm chính xác, có thể khiến bạn thấy mình như 1 tay vợt lành nghề, di chuyển nhanh như cắt. Ngược lại, chờ đợi banh ở một điểm không chính xác sẽ khiến bạn thấy mình như 1 tay mơ lóng ngóng mới cầm vợt
Bạn sẽ chờ đường banh của đối phương chính xác khi nắm chắc khái niệm:

 

“ Góc độ tiềm lực của đối thủ”


Click the image to open in full size. 
Trong sơ đồ 1: Khi đối thủ của bạn (Y) sắp sửa tiếp xúc banh, anh ta có quyền phát banh thẳng vào giữa sân,về phía trái,hoặc về phía phải của bạn.
Cạnh YA của góc này thể hiện hưởng phát banh thường xuyên nhất của đối thủ về phía trái của bạn
Cạnh YB…….về phía phải của bạn.
Góc AYB thể hiện góc độ tiềm lực của đối thủ. Nói cụ thể : ~ 95% những cú đánh thành công của đối thủ sẽ rơi đâu đó trong phạm vi góc AYB. Còn 5% những cú còn lại sẽ - vô tình hoặc cố ý- rơi vào khu vực tô màu xanh hai bên sân và sát lưới. Vì đường banh của 5% này quá hẹp và quá ngắn,những cú này lại thường là những cú dứt điểm ăn chắc.

Đã hiểu khái niệm “ Góc độ tiềm lực của đối thủ” rồi thì bây giờ bạn có thể tuân theo quy tăc quan trọng nhất của tennis trong việc chọn vị trí trên sân: - Bất kể đối thủ đứng ở đâu, ta luôn luôn phải đứng ở một vị trí cắt đôi góc độ tiềm lực của đối thủ ( Trên đường phân giác của góc AYB )

Xem sơ đồ 2 và 3
Click the image to open in full size. 
Tầm bao quát của góc độ tiềm lực đối thủ tùy thuộc vào sự điêu luyện của Y. Y càng điêu luyện thì vùng tô màu xanh càng nhỏ, và góc độ tiềm lực của Y càng lớn

 

Hãy để ý rằng trong sơ đồ 2 và 3

X luôn chờ đợi ở ngay giữa sân ( X1, X2, X3) để đón đường banh của Y. X1, X2, X3 chính là những vị trí cắt đôi góc tiềm lực của Y. Tuy nhiên, khi Y đổi vị trí thì X cũng phải đổi vị trí theo để cắt đôi góc tiềm lực của Y ( xem sơ đồ 2 và 3).
*Chú ý rằng trong sơ đồ 2 và 3, cạnh B của góc này ( cạnh biến đổi) luôn dàn rộng ra xa X. Vì thế, để cắt đôi góc tiềm lực của Y, X phải tự bố trí mình trên một phần sân để chờ đón 1 đường banh chạm đất hướng thẳng về cuối sân ( X1), và chuyển sang phần sân bên kia để đón 1 phần đường banh bổng gần lưới ( X3).
Một điều thú vị cần lưu ý là vị trí của X2 không hề thay đổi trong các sơ đồ trên bởi vì X2 là điểm duy nhất trên sân luôn cắt đôi góc độ tiềm lực của Y bất kể Y đứng ở vị trí nào.
Từ những điều trên, ta rút ra 2 quy tắc về vị trí của ta trên sân ( khi đối thủ đứng cuối sân):
1. Khi đối thủ bạn sắp sửa tiếp xúc banh mà bạn đang ở cuối sân ( X1) thì hãy trên banh ở phần sân đối nghịch ( xem hình A và B).
2. Khi đối thủ bạn sắp sửa tiếp xúc banh mà bạn đang ở gần lưới ( X3) thì hãy chờ banh ở cùng phần sân của đối thủ.
Hình C và D

Click the image to open in full size.

Bởi Like.Ten - Vntennis

Bình luận

Hỗ trợ trực tuyến
Đăng ký nhận tin khuyến mại

Đừng bỏ lỡ các chương trình giảm giá và các sản phẩm mới hấp dẫn!